Thuế carbon
Thuế carbon

Thuế carbon

Thuế carbon hay thuế cacbon là một loại thuế môi trường đánh vào lượng carbon của nhiên liệu.[1] Đây là một hình thức định giá carbon. Các nguyên tử carbon có mặt trong mọi nhiên liệu hóa thạch (than, dầu mỏ, khí tự nhiên) và thải ra khí CO2 (cacbonic) khi được đốt cháy. Ngược lại, những nguồn năng lượng không có khả năng cháy như năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời, năng lượng nướcnăng lượng hạt nhân không chuyển đổi hydrocarbon thành CO2, một trong những khí nhà kính có tác dụng cầm giữ nhiệt lượng trong khí quyển Trái Đất, không cho thoát ra ngoài vũ trụ. Giới khoa học đã chỉ ra những hậu quả có thể xảy ra ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu nếu quá nhiều khí nhà kính bị sản sinh ra và thải vào bầu khí quyển.[2][3][4] Vì khí nhà kính được sinh ra do việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch có liên quan mật thiết tới hàm lượng carbon tích chứa trong từng loại nhiên liệu đó, thuế carbon có thể được đặt ra dựa theo hàm lượng carbon trong mỗi loại nhiên liệu taị bất cứ khâu nào trong chu trình sản xuất của nhiên liệu đó.[5]Thuế carbon cung cấp một biện pháp có hiệu quả cao và phí tổn phải chăng để làm giảm lượng khí nhà kính phát thải.[6] Xét về khía cạnh kinh tế, thuế carbon được xem là một loại của thuế Pigou.[7] Thuế carbon giúp xử lý về vấn đề các nhà phát thải khí nhà kính không phải chịu đầy đủ phí tổn xã hội về hậu quả do hành động và chính sách của họ gây ra. Thuế carbon cũng có thể là một loại thuế lũy giảm nếu xét theo việc nó có thể trực tiếp/gián tiếp ảnh hưởng đến những nhóm thành viên có thu nhập thấp. Ảnh hưởng giảm dần của thuế carbon có thể được chỉ định bằng việc sử dụng cơ chế thu thuế mang tính ưu đãi cho các nhóm thu nhập thấp.[8] Tuy nhiên, tiền trợ giá cho nhiên liệu hóa thạch trên toàn cầu hàng năm đã lên đến 550 tỉ Mỹ kim.[9]Thuế carbon có thể dùng để đánh vào việc đốt các loại nhiên liệu hóa thạch - những sản phẩm dùng than và nhiên liệu như xăng dầu, nhiên liệu hàng không và khí tự nhiên - tương ứng với hàm lượng carbon thải ra. Theo đó, bằng cách đẩy giá nhiên liệu hóa thạch tăng như một hệ quả tất yếu, thuế carbon vô tình đã làm tăng khả năng cạnh tranh của ngành công nghệ không carbon với những ngành đốt nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Thuế carbon đã góp phần bảo vệ môi trường đồng thời nâng cao doanh thu quốc gia. Có một số ý kiến phê phán, cho rằng thuế carbon cũng như các biện pháp điều tiết về an toàn môi trường có thể khiến các cơ sở kinh doanh phải di dời và làm người dân mất việc làm,[10] tuy nhiên một số ý kiến khác cho rằng thuế carbon thật ra hiệu quả hơn so với các biện pháp điều tiết trực tiếp và có thể làm tăng số công ăn việc làm.[10].Một số quốc gia đã thực thi việc đánh thuế carbon dựa trên hàm lượng carbon phát thải.[10] Phần lớn các sắc thuế liên quan đến môi trường trong các quốc gia OECD được đặt ra dựa trên năng lượng tiêu thụ và khói xả do phương tiện giao thông đường bộ gắn máy thay vì tính toán lược CO2 thải ra một cách trực tiếp.[6] Một số quốc gia ví dụ như Hoa Kỳ, CHND Trung Hoa, Nga, Ấn Độ đã có những động thái chống lại việc đánh thuế carbon[11][12] vì một số nguyên do, tỉ như các quốc gia này sử dụng nhiều nhiên liệu carbon để sản xuất điện năng[13][14][15].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Thuế carbon http://www.ec.gc.ca/ges-ghg/default.asp?lang=En&n=... http://www.ipcc.ch/ipccreports/sar/wg_III/ipcc_sar... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/syr/a... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/syr/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg1/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg1/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg2/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg2/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg2/e... http://www.ipcc.ch/publications_and_data/ar4/wg2/e...